Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

T


ừ ngày ở Việt Nam về, tôi định sẽ viết gì đó về người bạn cũ
thời trung học - Phạm văn Dũng - và thỉnh thoảng có nhận
email về các hình ảnh công việc của anh, nó cứ nhắc lại ý
định này, nhưng chưa bao giờ đặt bút để viết cho dù luôn có nhiều
suy nghĩ về anh. Hôm nay lại được một email nữa, không phải từ
anh mà từ một học sinh - Lương Một - đúng hơn, em là sinh viên,
em đang học năm cuối cùng, năm thứ năm tại Đại học Đà Nẵng để
trở thành một kỹ sư công chánh (civil engineer).
Cháu Một lớn lên trong trại mồ côi, không còn ai thân thuộc
ngoài bà ngoại già làm nông ở Quế Sơn, nhưng đã cố gắng học xong
trung học. Cho dù gia đình sẽ không đài thọ nỗi việc em học đại
học, em Một vẫn thi và đã đậu vào Đại học Đà Nẵng. May mắn,
Một gặp được “chú Dũng” và số phận đã mĩm cười với em, nhờ “chú
Dũng” ước mơ theo học đại học của em đang trở thành hiện thực.
Email của Một viết cho tôi hôm nay ngắn gọn, cho biết nhờ sự
giúp đỡ từ hai người hảo tâm ở Úc – chú Hoàng Trung và cô Thanh
Tuyết - đã chu đáo dùng quen biết riêng gởi gấm, em đã nhận được
vào làm tập sự (thực tập) cho một công ty xây dựng tại Đà Nẵng,
giúp một sinh viên nghèo, không “gốc gác”, có cơ hội kiếm được việc
khi ra trường sang năm và trong email em báo tin chú Dũng đã đến
trao cho học bổng của người bảo trợ cho năm cuối, em viết nhìn
“chú Dũng vội vàng ra đi trong cảnh trời mưa, hai bà cháu con rất
cảm động.”
Chú Dũng vừa lặn lội đến để giao tiền học bổng cho kịp, rồi vội
vã đến nơi khác để giúp những người khác. Một viết câu kết là cháu
“sẽ ghi nhớ hình ảnh này để mai sau sẽ cùng VINAHF tiếp tục công
việc mà chú Dũng đã làm cho cháu.”
Đọc email của em tôi xúc động vì lời lẽ chân thật của Một. Khi
có dịp tôi luôn đến thăm gia đình các học sinh đang nhận được
học bổng của VINAHF, nên tôi đã lần theo Dũng đến thăm ngoại
của em Một, tại xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, trong vùng núi của
Quảng Nam. Thời chiến tranh, Quế Sơn là một trọng điểm ngay trên
đường mòn HCM trên Trường Sơn, là nơi có những trận đánh khốc
liệt vì sát biên giới Lào-Việt và rất nhiều chất độc da cam đổ xuống
khu vực này.
Free download pdf