Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

Sau một vài thăm hỏi và chúc may mắn cho ước mơ học vấn cho
người học trò nghèo Đại Lộc, ông quay lại một lần nữa đóng cửa văn
phòng và thong thả dắt chiếc xe đạp cũ kỹ, đạp về nhà. Người học trò
đứng nhìn theo hình ảnh người công chức dáng cao cao trên chiếc
xe đạp ngang mà cậu cảm động trong lần gặp đầu tiên và cũng chẳng
biết tên, nhưng việc ông đã làm với lời khuyên “giúp người” bao năm
trường còn mãi vang vọng trong tâm trí người học trò quê.


Nhiều năm trôi qua, người học trò có chí năm xưa, đã đạt được
ước mơ, trở thành giáo sư Toán  và được bổ nhiệm về dạy tại Hội An.
Ông vẫn không quên “tờ đơn học bổng” ngày nào và tìm lại ty Địa
chánh cũ, nhưng bây giờ không còn nữa, nó trở thành căn nhà cũ
rêu phong trên cuối đường Phan Đình Phùng và không biết người
công chức năm xưa có còn đâu đó ở Hội An không.


Thành phố Hội An nhỏ bé, muốn tìm lại người xưa không khó,
người học trò nghèo nay đã trở thành giáo sư,  nhưng người công
chức sau bao năm với những thăng trầm của thời cuộc, chiến tranh
vẫn còn gắn cuộc đời mình với phố Hội cổ kính và họ đã gặp lại
nhau, người công chức tuy có già hơn, nhưng vẫn cái dáng cao gầy
với chiếc xe đạp ngang như ngày nào khi họ gặp lại nhau.


Người giáo sư nhắc lại chuyện cũ năm xưa, nhưng người công
chức không còn nhớ gì đến chuyện ông giúp cho “tờ đơn học bổng”.
Phải chăng đó cũng như bao nhiêu việc khác trong đời ông đã làm
vì nhiệm vụ, vì tấm lòng, vì trái tim, vì lòng nhân ái của con người,
hay vì lời hứa Hướng đạo “giúp người bất cứ lúc nào” mà ông luôn
ghi nhớ.


Có điều người học trò nay là giáo sư, biết thêm rằng, buổi chiều
hôm ấy cậu thật may mắn, cậu đã không gặp một nhân viên của ty
Địa chính, mà gặp người Ty Trưởng, người công chức mẫn cán tận
tụy ra về cuối cùng. Vì ông là trưởng ty, ông đã có chìa khóa của mọi
phòng ban, cùng thẩm quyền đến từng phòng, truy tìm hồ sơ đất
đai, rồi đóng dấu, ký tên,... để hoàn tất các chứng nhận cho lá đơn
học bổng, lẽ ra việc đó là việc của người thuộc quyền, chỉ đưa cho
ông “trình ký”, nhưng ông đã tự làm hết, chớ không “thuận tiện” hẹn
đến tuần sau.


Người học trò đó chính là giáo sư Hồ Văn Thông, một giáo sư
Free download pdf