Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

bàn về câu nói: “Cảnh (nghèo) khổ là một nấc thang cho bậc anh tài,
một trường học cho người khôn ngoan, là vực thẳm cho kẻ yếu đuối.”


Lúc trả bài, Thầy nói nhiều về những thành công của các danh
nhân mà lúc thiếu thời họ khốn khó, như chuyện thuở hàn vi của
Hàn Tín với “bát cơm Phiếu Mẫu” thời Hán Sở Tranh Hùng. Những
năm khốn khó sau 75, tôi vẫn còn nhớ câu nói này và tôi cũng đã
từng lập lại bao nhiêu lần mỗi khi có dịp muốn khuyên những người
em học sinh đang nhận học bổng VINAHF để chiến đấu thoát nghèo
“Có lẽ ta đâu mãi thế này?”, tôi tiếp tục “tải đạo” với Thầy.


Nếu đỉnh cao giáo dục chính là sự tự giáo dục, thì những bài dạy
đạo đức, luân lý, nhân nghĩa qua thơ văn của thầy đã đạt được mục
đích đó, Thầy cũng đã phản ánh trung thực nền giáo dục nhân bản,
dựa trên lòng yêu thương và tình người, ít nhất đối với tôi, các bài
giảng, thơ văn đạo lý, nhân nghĩa của thầy không chỉ dừng lại sau
khi tôi rời mái trường thân yêu Trần Quí Cáp, mà cho đến lúc ngồi
viết bài này hôm nay tôi vẫn còn tiếp tục âm vang, nhắc tôi “Bần tiện
bất năng di, phú quí bất năng dâm”. Cố gắng làm theo lời thầy dạy
và cho đến tuổi này thì mới ngộ được: “Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
nhìn xem phú quí tựa chiêm bao!”


Thầy dạy Việt văn hay, có thể vì chính thầy cũng là một nhà thơ.
Thầy làm đủ các thể loại thơ, vợ thầy - cô Bùi Thị Trọng Cơ - cũng
làm thơ và là cô giáo nên quả “như Rồng mà được cả đôi” và thơ ca
của Thầy luôn luôn ca ngợi tình cảm trong sáng, sự thủy chung, tình
gia đình, yêu bạn bè, đậm đà tình quê hương và không hề có một
dòng thơ nào về đả kích, hay hận thù. Thầy là một nhà thơ nhân bản.


Tôi nghe câu nói sau đây lần đầu tiên từ trong lớp của Thầy: “Làm
thấy thuốc sai lầm, giết chết một người, làm chính trị sai lầm giết chết
một thế hệ nhưng làm giáo dục sai lầm là tai hại đời đời.”


Tôi nhớ trong năm lớp 9, Thầy tập cả lớp làm thơ Đường và bài
tập về nhà là nộp cho Thầy một bài thơ Đường. Tôi về cố gắng hết
sức, tuy có ý nhưng không sao làm đúng được niêm luật, Tôi phải
nhờ Ba tôi sửa lại, nộp bài thơ, Thầy đọc, quá ấn tượng (impressed)
về bài thơ hoàn chỉnh này. Thầy hoàn toàn chưa biết Ba tôi cũng là
một người rất yêu thích và hay làm thơ Đường và rồi sau đó “đồng
khí tương cầu” trong cái Hội An nhỏ bé, thân tình , dễ có duyên lành.

Free download pdf