Đến hiệp thứ tư của trận đấu, lại một tình huống khác xảy ra,
trái banh lại bay về hướng chúng tôi, cũng như lần trước, mọi người
trong hướng banh bay tới đã ở tư thế sẵn sàng, nhưng banh lần
này lại bay ngang đúng chỗ anh Cự, cũng như phản ứng rất nhanh
khi đứng ở lưới volley, anh chụp ngay trái banh trước cặp mắt ngạc
nhiên của mọi người vì sự may mắn của cả hai anh chàng Á châu
n ày.
Anh Cự biết các con tôi rất thích giữ các kỷ vật này, nên anh đưa
cho tôi đem về, nhất là cho Emily, con gái 8 tuổi của tôi, chắc sẽ
mừng khi biết chúng tôi chụp được các trái banh hi hữu nữa, không
chừng lúc đó chúng tôi cũng được vào trong ống kính của truyền
hình nữa!
Trên đường về, tôi nghĩ đúng ra tôi nên chia bớt một trái banh
cho cô bé mà cha cô đã bắt hụt, vì cô bé đó sẽ rất vui mừng, nhưng
tôi đã mất cơ hội đó.
Tôi về nhà cho Emily hai trái banh này, để bên cạnh các kỷ vật thể
thao khác trong phòng của Na. Tôi cũng ít ghé qua phòng này từ khi
Na rời nhà vào đại học, tuy nhiên thỉnh thoảng khi ngang qua nhìn
vào, thấy hai trái banh này là nó nhắc tôi những năm cha con đi xem
US Open và lại hối tiếc đã không cho ngay cô bé trái banh, một bài
học nhỏ cho sự chần chờ.
Khi được tin cơn bão số 9 Ketsana, nhìn những hình ảnh tang
thương ban đầu của bao nhiêu đồng bào mình, hội VINAHF mong
muốn làm được điều gì, suy nghĩ đến mọi cách, nhưng tất cả đều có
rủi ro không làm được, khó về thời gian, chọn địa điểm, việc trùng
lặp với các ngày đã có kế hoạch, công việc nhiều biết có ai tham gia
cùng làm trong thời gian ngắn và liệu sự ủng hộ có đủ để bán được
vé. Tổ chức gây quỹ cứu trợ phải chắc chắn không thể lỗ vốn được
vì VINAHF không có sự lựa chọn đó! Hơn nữa gây quỹ với cả trăm
người tham dự, cần phải có nhiều nhân lực.
Hội ý ban đầu với một số bạn, nhưng ý kiến ngược nhau khiến tôi
trăn trở, phân vân, “Có Làm Được hay Không.”, trong một đêm thức
khuya đọc tin về bão lũ, các hình ảnh nhà cửa sụp đổ, chìm trong
nước, cảnh tang thương của nạn nhân bão lụt luôn gây cho tôi nhiều
cảm xúc.
Thay Lời Cám Ơn