Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

tự nhiên, tôi yêu thích và hát theo các bài hát của các đàn anh, các
trưởng Hướng Đạo, những bài ca ngợi tình yêu quê hương, lên án
bất công xã hội, kêu gọi sự dấn thân, đấu tranh cho một trật tự mới,
mà sau này mới biết được các bài ấy phần lớn là của Nguyễn Đức
Quang, như các bài “Xin Chọn Nơi Này Là Quê Hương”, “Cho Đồng
B à o Tô i”, “Im Lặng Là Đồng Lõa”, “Hy Vọng Đã Vươn Lên”, “Về Với
Mẹ Cha”, “Không Phải Là Lúc”, “Nỗi Buồn Nhược Tiểu”, “Ruồi và Kên
Kên”...


Bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” hùng tráng, vốn quá phổ
biến và mọi người và mọi người đều biết tác động tích cực của nó.
Có lúc tôi nghĩ bài này cũng có thể chọn làm bài quốc ca, bởi vì cứ
mỗi lần hát lên nó làm cho mọi người thấy dâng lên niềm tự hào dân
Việt để “khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người”, một ước muốn
giữ cho dòng máu Việt bất khuất “từ thành Văn Lang dồn lại” không
ngừng chảy qua bao thế hệ, cho dẫu đất nước có bị khốn khó, gian
nan đến đâu rồi chúng ta cũng vượt qua được bởi do “còn Việt Nam
triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng”.


Tuy nhiên bài hát “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” bị cấm sau
75 với sự đi “cải tạo” của Nguyễn Đức Quang, nhưng không phải
là ngẫu nhiên sau mấy chục năm bài hát này cho dù không được
nhắc đến, bỗng nhiên vang dậy ngay chính giữa Sài Gòn trong cuộc
biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa “Việt Nam
Quê Hương Ngạo Nghễ” lại được cất cao để nhắc nhở mọi người là
“Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn” trong cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ.


Không chỉ sống và lớn lên với cảnh “trời hành cơn lụt mỗi năm”,
cảnh chiến tranh, bom đạn, khủng bố, pháo kích, gài mìn,... làm cái
tuổi thơ lúc nào cũng lo âu. Con chó Nhật (Medor) nhỏ dễ thương
của gia đình tôi còn phân biệt rõ tiếng đại bác mỗi đêm, tiếng nào là
của “phe ta”, hay tiếng pháo kích khủng bố để chạy vô hầm trước khi
còi báo động, thế mà cuối cùng nó cũng bị chết vì mảnh đạn pháo
kích ngay trước cửa nhà.


Có lẽ không ai trong chúng ta không có người thân, bạn bè đã
chết quá trẻ trong cuộc chiến qua, thường là bi thảm hơn trong các
vùng “xôi đậu”. Bài “Người Anh Vĩnh Bình” của Nguyễn Đức Quang


Thay Lời Cám Ơn
Free download pdf