đã kể lại một câu chuyện rất thực, rất tiêu biểu. Cũng như bài “Chiều
Qua Tuy Hòa”, bài “Người Anh Vĩnh Bình” được anh diễn tả rất cảm
động, gợi lên niềm cảm thương cho biết bao nhiêu “Người anh Vĩnh
Bình” không tên, thương cho cả gia đình anh, người vợ trẻ thành
góa phụ, người mẹ già mất con, đứa con thơ mất cha, nỗi đau chung
của cả dân tộc:
“Đêm lòng nghe lòng quặn đau lên giữa cơn mộng lành,
Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh.”
Năm lớp 12, đứa em gái tôi, Thanh Tuyết làm hoạt cảnh “Người
Anh Vĩnh Bình” trong chương trình văn nghệ của trường nữ Trung
học Hội An, đó cũng là một kỹ niệm rất dễ thương và đáng nhớ.
Không nhớ Tuyết có được gọi là “Tuyết – Người Anh Vĩnh Bình”
không?
Nếu như Plato đã nói: “Âm nhạc là sự rung động của âm thanh
để thấm vào tâm hồn cho việc giáo dục các đức hạnh” (tạm dịch từ
“Music is the movement of sound to reach the soul for the education
of its virtue”) thì nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã làm được điều đó.
Những bài hát của anh không những đi vào lòng người, khơi dậy
những tình cảm trong sáng, yêu đất nước, yêu quê hương, cảm
thông nỗi khổ đau chung mà anh còn giáo dục được tinh thần dấn
thân, phục vụ, đấu tranh cho một xã hội công bình, bác ái. Lời nhạc
của anh như một bài công dân giáo dục, khi nhẹ nhàng khi hùng
tráng khiến mọi người phải suy nghĩ về thái độ và trách nhiệm của
mình, nó đi vào tâm hồn người hát và nghe để trở thành một chỉ
nam hành động:
“Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu chiến tranh
Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương”.
Nhạc Nguyễn Đức Quang không than thở, chỉ nêu ra một thực tế
đau lòng và kêu gọi tuổi trẻ hãy hành động để thay đổi, không chấp
nhận “status quo”:
“Một địa cầu mới hãy mọc lên
Một thế giới mới hãy ra đời
Một nền hòa bình vĩnh viễn mau đến cùng ngưòi
Một đoàn người mới hãy vùng lên
Bài ca tranh đấu hãy vang rền