GiaoTrinhC++(27Jun21)

(Hoang2711) #1

Thiết kế trang Web


38 • Ông Văn Thông


Ví dụ: #include
#include
using namespace std;
int main() { int a = 5, b = 10, c = 5; double x1, x2;
double delta = (b b) - (4 a c) ;
cout << "Delta = " << delta ;
cout << " --> b^2 = " << (b
b) << " 4ac = " << (4 a c) << endl;
if (delta > 0)
{ x1 = ( (b -1) - sqrt(delta)) / (2 a);
x2 = ( (b -1) + sqrt(delta)) / (2 a);
cout << "phuong trinh co 2 nghiem:\n"
<< " x1 = " << x1 << " va x2 = " << x2 ;}
else if (delta == 0)
{ x1 = (b -1) / (2 a); x2 = x1;
cout << "phuong trinh nghiem kep x1 = x2 = " << x1 ; }
else { cout << "phuong trinh vo nghiem"; }
return 0; }
Kết quả: Delta = 0 --> b^2 = 100 4ac = 100phuong trinh nghiem kep x1 = x2 = -1


HÀM C++ FUNCTION


Một hàm (function) là một khối mã lịnh chỉ chạy khi nó được gọi. Bạn có thể trao dữ liệu, được
gọi là tham số (parameters), vào một hàm.


Các hàm được dùng để thực hiện một số hành động nhất định và hàm rất quan trọng giúp ta
dùng lại khối mã đã có nhờ biên soạn một lần và dùng đi dùng lại nhiều lần.


1. Khai báo (tạo) hàm


C++ cung cấp một số hàm được soạn trước, chẳng hạn như main(), được sử dụng để thực thi
code. Nhưng bạn cũng có thể tạo các chức năng của riêng mình để thực hiện một số hành động
nhất định.


Để tạo (thường được gọi là khai báo) một hàm, bạn đặt tên cho hàm, tiếp theo là cặp dấu ngoặc
đơn ():


Cú pháp: void tênhàm() { khối mã lịnh cần thi hành }



  • void có nghĩa là hàm không có giá trị trả về. Ta sẽ tìm hiểu thêm về các giá trị trả về trong
    phần sau

  • tênhàm() là tên của hàm do bạn tự đặt. Tên hàm cũng theo nguyên tắc tên biến (xem phần
    tên biến, trang 10 – 11).

  • bên trong hàm (nội dung), là khối mã xác định những gì hàm phải làm.



  1. Gọi hàm


Các hàm đã khai báo không được thực thi ngay lập tức. Chúng được "lưu để sử dụng sau", và sẽ
được thực thi sau, khi chúng được gọi.

Free download pdf