GiaoTrinhC++(27Jun21)

(Hoang2711) #1

Thiết kế trang Web


40 • Ông Văn Thông


Bạn thường sẽ thấy các chương trình C++ có khai báo hàm trên (trước) main(), và định nghĩa
hàm bên dưới (sau) main(). Điều này sẽ làm cho các dòng mã được tổ chức tốt hơn và dễ đọc
hơn:


Ví dụ: #include
using namespace std;
void sayHello(); // khai báo hàm trước
int main() { sayHello(); return 0; } // gọi hàm trong main()
void sayHello() // định nghĩa hàm sau
{ cout << "Hello everyone! Have a good day!\n"; }
Kết quả: Hello everyone! Have a good day!


4. Tham số (parameter) và đối số (argument)


Thông tin có thể được truyền đến các hàm dưới dạng tham số (parameter). Các tham số hoạt
động như các biến bên trong hàm.


Các tham số được chỉ định sau tên hàm, bên trong dấu ngoặc đơn. Bạn có thể thêm bao nhiêu
tham số tùy thích, chỉ cần tách chúng bằng dấu phẩy:


Cú pháp:

void tênhàm (thamsố1, thamsố2, thamsố3, ...)
{ khối mã lịnh cần thi hành }

Ví dụ sau đây có một hàm lấy một chuỗi gọi là "aido" làm tham số. Khi hàm được gọi, chúng ta
truyền tên, được sử dụng bên trong hàm để in tin nhắn chúc mừng sinh nhật cho anh ấy / cô ấy:


Ví dụ: #include ,
using namespace std;
void snvv(string aido)
{ cout << "Happy birthday to " << aido << "!\n"; }
int main() { snvv("Lan"); snvv("Hoa"); snvv("Dung"); return 0; }


Kết quả:

Happy birthday to Lan!
Happy birthday to Hoa!
Happy birthday to Dung!

Khi một tham số được chuyển đến hàm, nó được gọi là một đối số (argument). Từ ví dụ trên,
aido là một tham số, trong khi Lan, Hoa và Dung là những đối số.



  1. Trị ngầm định cho tham số


Bạn có thể nêu giá trị tham số mặc định (default parameter value), bằng cách sử dụng dấu bằng
(=). Nếu ta gọi hàm mà không có đối số, hàm đó sẽ sử dụng giá trị mặc định ("my friend"):


Ví dụ: #include
#include
using namespace std;
void snvv (string aido = "my friend")
{ cout << "Happy birthday to " << aido << "!\n"; }
int main() { snvv("Lan"); snvv("Hoa"); snvv("Dung"); snvv();
return 0; }

Free download pdf