Tuy sống sót qua các trại cải tạo ở Quảng Nam, nhưng bệnh sốt
sét rừng đã làm Trưởng không còn nghe rõ như xưa và khi trở ông
phải chứng kiến một bất công khác là căn nhà ông mua được năm
1960 do cả một đời làm việc thanh liêm, bị nhà cầm quyền tịch thu
với lý do đó là “tài sản Mỹ ngụy” (cho dù mãi đến 1965 người lính
Mỹ đầu tiên mới đến Đà Nẵng).
Cùng đoàn cứu trợ VINAHF, tôi trở lại đây sau hơn 30 năm,
nhớ lại “cảnh cũ người xưa”. Vùng này sau 75 có những trại cải tạo
đáng sợ có tiếng của Quảng Nam vì sự hiểm trở, cô lập, bệnh sốt rét
rừng vì nằm sâu trong vùng Trường Sơn, gần biên giới với Lào, nơi
Trưởng Viêm được thử thách “uy vũ bất năng khuất”. Trong một
chuyến đi thăm nuôi ông, vì bị lỡ đường, ba anh em chúng tôi Khiết,
Trung, Tuyết phải ở lại giữa rừng núi gần ngã ba Phước Lâm. Sau
khi ăn cơm vắt, uống nước bên dòng suối, ba anh em tôi phải đi tìm
nơi an toàn để ngủ qua đêm, vì vẫn nghe kể chuyện thú rừng cọp,
gấu... từ những người dân hay người đi thăm nuôi người bị “cải tạo”.
Rải rác có các nhà dân, chúng tôi tìm đến để chỉ xin được nằm bên
ngoài trước hiên nhà, nhưng không một gia đình nào cho chúng tôi
ngủ gần nhà họ, bởi vì chúng tôi là con cái của “gia đình cải tạo”, họ
bị giáo dục để không có sự thương xót nào cho ba đứa thanh thiếu
niên lạc giữa núi rừng, âm u khi tìm cách đi thăm cha vì nghĩa tình
phụ tử.
Chúng tôi phải thức giữa rừng đến quá nửa khuya, mới may mắn
được một toán công nhân đang khảo sát làm đường, đi đâu đó về
khuya, bắt gặp và dẫn chúng tôi về lán trại của họ ngủ an toàn qua
đêm.
Đó là câu chuyện 30 năm trước và trong kế hoạch cứu trợ, tôi nói
với Trưởng Viêm Nông Sơn, “Hòn Kẻm – Đá Dừng” là nơi mà chúng
tôi sẽ đến để cứu trợ cho đồng bào, họ là nạn nhân bão lụt.
Tôi nhớ chuyện ngày xưa, nhưng học theo cái Tâm của Trưởng
Viêm, không hề có sân hận mà chỉ muốn giúp người, giúp đời. Hơn
8 năm ở trại tù cải tạo, ông có làm nhiều bài thơ làm lúc bị giam cầm,
nhưng ông không hề có một vần thơ thù hận nào về sự bất công ông
và gia đình đã chịu đựng.
Khi xong cuộc cứu trợ từ dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình,