Cao đẳng Công nghệ ở Sài Gòn, Cao đẳng Công nghệ Thông tin Sài
Gòn, phụ trách các trung tâm đào tạo vệ sĩ, ngoài vai trò Phó chủ
tịch Hội đồng sáng lập Học viện Tây Sơn, Tổng giám đốc công ty
TNHH Sơn Mỹ, chủ đầu tư dự án Học viện Tây Sơn, Anh hoạt động
như một người ở tuổi thanh xuân hơn là “vui thú điền viên” của tuổi
60.
Buổi nói chuyện thật là lý thú, chúng tôi quên cả thời gian, cho
đến khi chủ tiệm nhắc nhở chúng tôi đã đến giờ đóng cửa, Hoàng
và tôi bắt tay chào tạm biệt anh và mong gặp lại anh tại Canada vào
tháng Năm này.
Tôi ra về thầm cám ơn “phần thưởng số phận” cho tôi gặp và biết
anh, một con người với tấm lòng nhân ái và tinh thần phục vụ. Một
người bạn và người thầy mới của tôi.
Cách đây một tuần, tôi gởi email cho Học hỏi về kế hoạch đến
Canada của anh Hoàng Tùng. Tôi nhận được email trả lời từ Học
với dòng tin :
“Xin thông báo cùng thân hữu: võ sư Hoàng Tùng đã bất ngờ ra
đi ngày 20 tháng 2 năm 2010 tại Phù Cát, Bình Định. Ra đi khi chưa
thực hiện xong ‘Học viện Võ Thuật Tây Sơn’, một người tâm huyết với
võ học Tây Sơn, một mất mát lớn cho võ thuật cổ truyền Việt Nam”.
Tôi ngỡ ngàng và xúc động trước sự ra đi quá bất ngờ của anh.
Một võ sư tráng kiện, đầy sức sống nhưng anh sao lại ra đi quá đột
ngột, thật khó mà ngộ được lẽ vô thường. Vẫn còn trong tâm trí tôi
từng lời, từng câu chuyện, hoài bão của anh về “Học viện Võ thuật
Tây Sơn”, kế hoạch của anh giúp những người bất hạnh ở Bình Định.
Ai ngờ lần gặp anh đầu tiên cũng là lần cuối cùng.
Nhưng thôi “đứa con xưa đã tìm về nhà”, anh ra đi, VINAHF mất
một người bạn chân tình, đầy tin cậy. Quê hương Bình Định mất đi
người con thân yêu.Đất nước Việt Nam mất đi một con người trung
nghĩa, không hề mệt mỏi trong công việc bảo tồn gia sản quí báu của
tổ tiên, cha ông.
Công việc lớn anh chưa thành, nhưng còn đó những người học
trò anh đã đào tạo, những người học trò như anh Học, sẽ biết phải
làm gì để nối tiếp truyền thống con nhà võ Tây Sơn, như anh đã từng