V
ào đầu thập niên 80, sau
khi Sở Giáo Dục buộc tôi
nghỉ việc, tiếp theo mấy
năm tận tụy làm việc cho một công
ty xuất nhập khẩu, rồi lại phải mất
việc vì lý lịch “có vấn đề”, tệ hơn
nữa là tôi suýt bị vạ oan sau chuyến
đi Đông Âu. Công ty lúc đó bị một
“scandal” lớn ở thành phố, và tôi
có thể là vật tế thần (scapegoat),
cho nên tôi biết mình sẽ không thể
là một “công nhân viên” cho bất cứ
công ty quốc doanh nào. Làm gì để nuôi sống gia đình bây giờ khi lý
lịch tôi vẫn là một trở ngại để tôi có được công việc thích hợp.
May mắn, lúc đó chính phủ mới bắt đầu cho mở trường tư.
Nắm lấy cơ hội này, tôi tham gia cùng với các người bạn đàn anh
đã từng làm việc máy tính điện tử (IBM mainframe) ở Phủ Thủ
Tướng từ những năm 60, mở một trung tâm dạy vi tính (tin học –
PC computing). Đây là môn học còn rất mới đối với đại đa số thanh
niên và “Trung tâm tin học SEATIC” là một trong những trung tâm
(TT) đầu tiên ở Sài Gòn dạy tin học ( và có thêm Anh Ngữ) tên gọi
thì lớn “trung tâm” nhưng khi bắt đầu chỉ có vài phòng học thuê
được trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Một.
Nhớ lại những năm tháng dạy ở SEATIC, tôi đã làm việc rất say
mê, tôi dạy với trái tim nhiều hơn là từ kiến thức mà tôi cũng “vừa
học vừa dạy”. Do việc phòng vi tính chúng tôi ở công ty Xuất Nhập
Khẩu quận 3 đã làm được thành công việc điện toán hoá công việc
kế toán và kiều hối, nên tôi đã được các trung tâm mời đến dạy với
đề nghị “anh muốn giá nào tôi trả giá đó” nhưng tôi vẫn trung thành
với SEATIC vì tôi thích mọi người làm việc ở đây, hơn nữa tôi cũng
không đủ thời gian để đáp ứng với sự lớn mạnh của TT SEATIC.
Đa số học sinh là những người chuẩn bị đi xuất ngoại, họ học về
máy tính (tin học) và lái xe theo lời khuyên của thân nhân, cho nên
lớp học tôi có nhiều học viên cỡ tuổi của thầy giáo. Trong số đó,
Phong là một học sinh trẻ, nhỏ tuổi. Phong ít khi gặp tôi sau các giờ
học để hỏi như các học viên khác, tôi biết đến Phong do Phong thích
Tại Điện Kremlin năm 1989