VINAHF đang chờ đợi để Lửa Việt sẽ tài trợ thêm 4,5 căn nhà nữa
trong năm 2015 vì đã sắp đến lúc mùa thi công do thời tiết thuận
lợi. Nhớ lại, trong một chuyến đi về Việt Nam, khi tôi đến một căn
nhà được xây trong năm qua 2013 của anh Đinh Chế, căn nhà nằm
khuất phía sau cái trại gỗ nhỏ của gia đình anh. Anh nghỉ tay làm
việc và mừng rỡ đón tiếp chúng tôi, vì có nhiều nơi phải đến, nên
chúng tôi thường chỉ ghé qua thăm, xem xét căn nhà, hỏi xem gia
đình nếu có nguyện vọng gì như giúp đỡ cho việc học hành của con
cái họ.
Khi trò chuyện, anh Chế vui cười tâm sự, anh cho biết bây giờ đã
có nhà, anh rất vui và lo chí thú làm ăn, nhìn thấy con cái mỗi tối có
chỗ ngồi học hành, anh không còn uống rượu như trước đây. Trước
đây, vì không có nhà, nên mỗi ngày, sau khi làm xong, anh muốn
tránh không phải về nhà để chứng kiến cảnh gia đình trong tình
cảnh như vậy, buồn vì bất lực không có được căn nhà, anh chỉ biết
tìm đến rượu với bạn bè, làm tổn hại thêm đến sức khỏe vốn đã kém
của anh, nhưng từ ngày có căn nhà anh đã có nơi “an cư” nên anh
rất “lạc nghiệp”, anh chăm lo làm ăn, gia đình vui vẻ hạnh phúc, sức
khỏe cải thiện. Nghe câu chuyện anh kể và nhìn thấy gia đình đang
có được một mái ấm, tôi sung sướng với niềm vui của gia đình anh
Chế và tôi vẫn còn cái cảm giác hạnh phúc đó khi viết các dòng này.
Chúng tôi còn đi thăm các nhà khác và đến một gia đình với câu
chuyện thương tâm. Đó là một gia đình ở thôn Triêm Nam 1, Điện
Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, một vùng quê nằm dọc sông Thu
Bồn, câu chuyện đau lòng làm gia đình mất một người con gái chỉ
vì họ quá nghèo để có một căn nhà. Kiều My là con gái lớn, vì gia
đình quá nghèo em phải bỏ học đi làm để phụ cha mẹ nuôi 2 em nhỏ
ăn học, Kiều My đã yêu và dự tính việc lập gia đình, nhưng bên gia
đình người yêu, khi biết được gia đình em quá nghèo và chỗ ở của
gia đình em thì “nhà không ra nhà, chòi không ra chòi.” Mặc cảm và
tổn thương do bên nhà người yêu khinh rẻ, cùng với sự cấm cản của
cha mẹ về tình yêu của đôi lứa, đã dẫn để kết cuộc bi thảm. Kiều My
và người yêu đã ôm nhau nhảy sông tự vẫn. Câu chuyện tưởng như
chỉ có trong tiểu thuyết và khó tin cho những ai không thấy và hiểu
được cảnh nghèo phổ biến ở thôn quê. Khi mang xác em về “nhà”
thì mọi người mới phát hiện cảnh thương tâm về hoàn cảnh quá
Thay Lời Cám Ơn