phòng may của các người
phong để họ tự may được áo
quần và sau đó trở lại phòng
khách. Bây giờ tôi mới để ý
và đọc kỹ hơn, bên cạnh hình
của Mẹ Theresa là hình một
linh mục đã sống phục vụ
cho người cùi, rồi linh mục
này cũng bị cùi và qua đời
và được chôn cất trong làng
phong cùng với những người
cùi. Tôi lại liên tưởng đến dì
Hạnh của gia đình chúng tôi.
Trời lại về chiều mà chúng
tôi còn đến một làng xa khác
đang nuôi 28 trẻ em mồ côi, nên tuy tôi thích chuyện trò nhiều hơn
với sơ Tâm, nhất là sơ cho tôi biết nhiều điều về cuộc sống, suy nghĩ
và ước mơ của các người ở đây, nhưng chúng tôi phải tạm ngưng vì
sơ còn muốn chúng tôi xem một nỗ lực của các sơ đang giúp cho các
con em người cùi để các em không bị bệnh như cha mẹ của mình,
lo các trẻ em được đi học và hội nhập vào xã hội bình thường. Các
em thật vô tư, hồn nhiên nhưng không biết tương lai của các em ra
sao vì có thể những quan niệm không đúng trong xã hội sẽ khiến các
em sẽ cảm thấy bị xã hội xa lánh, ghê tởm và rồi như cha mẹ các em,
họ đều tự nguyện tìm đến các làng cùi vì không chịu được sự tổn
thương về tinh thần, về nhân phẩm do cách đối xử vô cảm của xã hội
dành cho họ. Tôi liên tưởng một câu nói của Mẹ Theresa: “Căn bệnh
lớn nhất hôm nay không phải là bệnh lao hay bệnh cùi mà chính là
bệnh thờ ơ, lãnh đạm và không quan tâm (tính vô cảm đối với những
người bất hạnh, người nghèo”. Đoàn chúng tôi chia tay các ma sơ và
cầu chúc sơ Tâm và các ma sơ một Giáng sinh vui vẻ với đại gia đình
làng phong Eana.
Từ câu chuyện xưa của Ba tôi, tôi luôn hình dung trong trí dì
Hạnh là một ma sơ hiền, phúc hậu, nay có lẽ tôi đã gặp dì Hạnh của
tôi qua một ma sơ Tâm điềm đạm, nhân từ và rất “hiền như ma-sơ”,
tôi không biết dì Hạnh tôi, ngày xưa có đẹp như trong trí của tôi qua
Những đứa con của làng cùi
Thay Lời Cám Ơn