tương đương khoảng $30 đô la Mỹ, tuy nó không giúp cho gia đình
chị thoát được cái nghèo nhưng có thể giúp chị ra khỏi cái vòng nợ
trói buộc gia đình chị năm này qua tháng nọ, nhất là phải sống trong
nỗi lo triền miên vì biến cố bất ngờ xảy ra, hay chị đau ốm, chị sẽ
không trả được nợ, nỗi lo không nuôi được con. Như anh Dũng &
Thọ nói, còn biết bao nhiêu người khác ở đó, cả những nông dân
suốt đời làm lụng, tay lấm chân bùn, mà không thoát nợ.
Người nghèo ở thôn Cẩm Kim là một tiêu biểu của người nghèo
ở nông thôn Việt Nam, họ đang bị bóc lột, bần cùng hoá và phải
sống trong nợ nần triền miên chỉ vì thiếu vốn để làm ăn.
Mong rằng những ai đang tham gia công việc micro-finance,
những người đang đốt một ngọn nến trong cái tối đen mờ mịt của
cảnh nghèo, sẽ vươn đến được vô số những người như chị bán dưa
cải này, để giúp họ “một cái cần câu” nhưng có khi không chỉ là
cái cần câu cho họ có cá cho gia đình, để nuôi con, mà những vốn
(micro-loans) có thể là cái phao cấp cứu trước khi họ bị nhận chìm
trong cái dòng sông nghèo khổ.
Cẩm Kim - Hội An 2009.
Thay Lời Cám Ơn