qua mạng, với công nghệ thông tin sẽ đi nhanh vào lãnh vực may
mặc. Tôi luôn có ấn tượng về các cuộc nói chuyện hay trao đổi với
Yến, cô kể tôi cách tối ưu hoá hệ thống may bằng việc chuyên môn
hoá điểm mạnh của mỗi em khuyết tật, những sản phẩm rất sáng
tạo, Yến đã nói với các em: “Chúng ta khuyết tật nhưng sản phẩm
của chúng ta phải hoàn hảo”, “chúng ta có nhiều khách hàng vì chất
lượng sản phẩm của chúng ta chớ không phải vì lòng thương hại”.
Đúng như ý định ban đầu khi cô muốn lập một xưởng may mặc, tôi
vui mừng với những thành công, từng bước đi lên của xưởng may,
nhưng cũng đau lòng khi biết Yến phải chịu đựng nhiều bất công.
Một lần ghé thăm, khi thấy dòng chữ tiếng Anh trên sản phẩm của
“nhà mình”: “Các bạn mua sản phẩm này là đang giúp đỡ cho các
người khuyết tật”, tôi tưởng đó là điều tốt đẹp cho “nhà mình”, nhưng
sự thật không phải như vậy, qua trung gian, một công ty đặt hàng,
mà Yến nói là giá rất bóc lột, nhưng Yến đành chịu phải làm, Yến kể
thêm các chi tiết liên quan về đơn đặt hang mang danh nghĩa giúp
người KT nhưng thực sự “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”,
Yến đã xót xa khi nói là: “Anh ơi, Người khuyết tật hiện nay là đối
tượng dễ dàng bị bóc lột nhất!”Tôi cũng đã xót xa khi Yến có những
trăn trở, hỏi tôi lời khuyên, nhưng tôi cũng bó tay trong xã hội nhiễu
Cơ sở may ban đầu của Yến ở Đa Kao, Sài Gòn
Thay Lời Cám Ơn