Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

M


ùa hè luôn là thời gian đẹp để đi thăm Canada, nhất là
tháng Bảy là tháng hội hè (festival) ở Montréal.
Tôi trở lại Montreal để thăm gia đình người cô tốt bụng,
cô Dung & chú Có. Cô là người đầu tiên đến thăm chúng tôi lúc mới
“chân ướt chân ráo” qua được đến Mỹ. Chuyến đi Montréal này cũng
để xem đại nhạc hội Jazz Quốc tế và xem Hồng Kông,Trung Quốc
trổ tài pháo bông của họ trong cuộc thi Pháo bông Quốc tế. Tuy
nhiên, trong các cuộc đi chơi xa, thăm viếng bạn bè, người quen để
có niềm vui “thiên lý tha hương ngộ cố tri” là điều không thể thiếu,
do đó, tôi và anh Trần đình Khải, bạn học cũ Trần Qúi Cáp, cùng
đến viếng thăm thầy Đỗ Kiệm. Thầy dạy vẽ, dạy công dân giáo dục
và là giáo sư hướng dẫn năm lớp 9/2 của chúng tôi.
Thường lúc nào đến Montréal, chúng tôi tôi cũng ghé đến thăm
Thầy, nhưng lần này hơi khó gặp, Khải phải điện thoại nhiều lần mới
gặp được để hẹn đến thăm Thầy. Thầy vui mừng, căn dặn đến sớm
để chuyện trò vì sau 10 giờ Thầy có việc phải đi.
Đến hẹn, Thầy vồn vã và niềm nở đón tiếp tuy không còn nhanh
nhẹn như lần trước tôi gặp nhưng Thầy vẫn còn tráng kiện ở cái tuổi


  1. Tôi nghĩ là Thầy nhận ra khi tôi giới thiệu, nhưng để chắc ăn tôi
    thêm: “Ba con là ông Viêm”, thì Thầy nói ngay: “Tôi không thể nào
    quên dáng cao gầy của anh Viêm được!” Vừa ngồi xuống, Thầy đã vội
    vã đi vào nhà bếp, lục đục gì đó và mang ra cho chúng tôi một mâm
    chè hạt sen Hội An chính cống, rồi Thầy lo đi nấu trà, tôi và Khải
    cố giữ lại nhưng Thầy phải cố cho có được tách trà mới là “đầu câu
    chuyện”.
    Trong phòng khách vẫn với các hình ảnh cũ của gia đình Thầy và
    hình ảnh các giáo sư TQC năm 1956, trên kệ sách tôi thấy có Đặc
    San Kỷ Niệm 70 TQC, tôi báo tin thầy Nguyễn công Trợ đã qua đời,
    Thầy đã biết và còn nhắc lại cái nghiệp thơ làm thầy Trợ đi cải tạo
    với bài: “Trái Ớt” mà nay tôi mới biết, cũng oan uổng như việc Thầy
    Kiệm phải đi cải tạo vì là “sĩ quan biệt phái”. Cùng đi với tôi có người
    chú vợ, chú Có. Thầy, Ba tôi và chú Có đã từng bị đi cải tạo ở Quảng
    Nam. Thầy nhắc lại vào chuyện cải tạo và còn nhớ rõ: “Hai mươi ba
    tháng, là gần đúng hai năm”.
    Thầy thăm hỏi gia đình tôi và nhắc lại nhiều chuyện cũ lúc dạy

Free download pdf