Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

K


há lâu, tôi có viết một bài để cùng trao đổi cùng các đạo hữu
trong “Cộng đồng Phật tử miền Trung New Jersey”, tình cờ
nhân duyên tôi gặp lại người bà con, anh Cảnh ở Dallas-
Texas khi theo lời mời của gia đình anh đưa mẹ tôi đến viếng thăm,
trò chuyện được biết anh có viết bài cho báo. Khi đọc bài này anh
khuyên tôi nên gởi, và bài này đã được đăng trên nguyệt san Chánh
Pháp.
Bài viết bắt đầu từ email của một đạo hữu, gởi báo tin cho biết Mẹ
Tim bị tai nạn kèm với các video clips mới về Mẹ Tim trên youtube
và anh đặt câu hỏi: “Tại sao một người giàu lòng từ thiện, làm việc
nhân đức cứu giúp bao người tàn tật, nghèo khổ như Tim mà bị tai
nạn đáng thương như vậy trong khi những người tham nhũng, gian ác,
cướp đất dân lành làm của riêng, còn bọn tỉ phú, ích kỷ vẫn sống trơ
trơ. Xin các bạn cho ý kiến.”
Nhớ lại, khi xảy ra trận sóng thần (tsunami) tại Thái Lan, trên
truyền hình Mỹ cũng đã có bao nhiêu cuộc trao đổi với các người
đại diện tinh thần cho nhiều tôn giáo, giáo phái khác nhau để tìm
câu trả lời “Tại sao?” và lại tái diễn với trận bão ở Miến Điện, động
đất ở Trung Hoa.
Vốn là một người tin theo những nguyên lý của đạo Phật, tôi
mạo muội viết ra đây vài nhận định mà tôi tổng hợp được từ những
bài giảng của các nhà nghiên cứu Phật học, hay các sư tôi thu thập
được qua Internet và tự học của mình. Đạo Phật đang ngày càng
phát triển và thu hút nhiều sự nghiên cứu ở các trường đại học lớn,
các trung tâm nghiên cứu tại Mỹ và người Mỹ rất thích tranh luận,
nên tôi thường tìm thấy những bài giảng dựa vào những diễn biến
hiện đang xảy ra (current events) về các đề tài có rất nhiều tranh cãi
(controversial) như về chiến tranh, xã hội tiêu thụ, môi trường, sự
phá thai, hình phạt tử hình, đồng tính luyến ái hay sự kết thúc sớm
cuộc đời của bệnh nhân (cut off life-support). Từ quan điểm của
Đạo Phật theo các nhà nghiên cứu Phật học và những gì tôi viết dưới
đây chỉ là một sự sao chép của một người đang tìm học để giúp đi
tìm trả lời cho những câu hỏi tương tự như của đạo hữu đã đặt ra ở
trên.
Một trong ba chân lý (Tam pháp ấn) trong đạo Phật, được gọi là
Pháp ấn vì nó rất cơ bản và quan trọng, đó là “Chư hành vô thường”
(sabbe sankhara anicca). Hành là tất cả những gì do nhân duyên

Thay Lời Cám Ơn
Free download pdf