Năm 1973, lớp 12, vốn là một học sinh chỉ biết học, chưa bao giờ
hát trước đám đông, hay làm văn nghệ, nhưng tôi cũng liều mình,
cầm đàn lên hát trong chương trình văn nghệ ở trường Trần Qúi
Cáp bài “Chiều Qua Tuy Hòa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cũng
từ đó khi gọi tôi, các bạn gắn thêm “cái đuôi”, “Khiết, Chiều Qua Tuy
Hòa”.
Sống và lớn lên ở miền Trung, bên cạnh dòng sông Thu Bồn, gần
như mỗi năm tôi đều chứng kiến cảnh lụt lội gây tang tóc cho những
người dân nghèo sống trong các làng ven sông. Lúc nhỏ, từ phía
Hội An, tôi đã nhìn thấy dòng nước xiết cuốn đi các mái nhà tranh,
tôi đã thấy những điêu tàn, xơ xát sau các cơn lũ lụt, cho nên khi
nghe lần đầu tiên bài “Chiều Qua Tuy Hòa” tôi rất xúc động. Nhạc
sĩ Nguyễn đức Quang, diễn tả rất trung thực với tình cảm xót xa “Ôi
cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn”. Đúng như câu
nói: “Một bài hát hay giống như một bài nói chuyện của thiên thần”.
Nghe bài hát này, dễ cảm nhận được cái tình thương và nỗi đau
của anh đối với cảnh thê lương của những người dân, anh diễn tả
nhẹ nhàng nhưng rất cảm động, nỗi lòng của anh với những đau
khổ của người dân đang gánh chịu cả vì chiến tranh lẫn thiên tai.
“Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng triền miên ray rứt theo
miền Trung.
Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố Người dân tan tác bên đường
ngẩn ngơ!
Ôi bước buồn theo với không gian buồn Một đêm qua biết bao
sầu thương...”
Không chỉ trong các sinh hoạt tập thể, những năm lớp 11, lớp
12, cả bốn, năm đứa bạn thân của tôi nhiều đêm khuya ngồi trong
cảnh cúp điện, muỗi chích nhưng cùng nhau hát đến khuya những
bài nhạc của Nguyễn Đức Quang. “Bên Kia Sông” là bài hát khá phổ
biến của anh, nhưng ít phổ biến hơn là bài “Người Yêu Tôi Bệnh” mà
chúng tôi rất thích ngân nga hai câu cuối của bài hát, như nhiều bài
hát khác của anh, tôi thích nhạc Nguyễn Đức Quang ở các câu kết:
“Giờ còn có nhau giúp nhau cho thật nhiều,
Ngày nào mất nhau sớt chia chẳng được đâu...”
Như mọi người ở tuổi mới lớn, yêu lý tưởng, có hoài bão, rất