C
ách đây gần 30 năm, khi tôi lần đầu tiên nghe bài “Chiều
qua Tuy Hòa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang tôi cảm thấy
yêu thích vì trong thấy lời ca có chứa đựng những tình cảm
dạt dào với người dân nghèo. Khi đó Tuy Hòa trong tâm trí tôi là
một nơi xa xôi nào đó trên quê hương có “Hòn Vọng Phu” với tiếng
sóng vỗ bờ, khung cảnh êm đềm. Vào gần cuối năm học lớp 12, tôi
“làm liều” ôm cây đàn ghi-ta mà chỉ mới học lóm được vài hợp âm
để đại diện cho lớp lên hát bài “Chiều Qua Tuy Hòa” trong buổi văn
nghệ toàn trường. Tôi liều vì giáo sư hướng dẫn lớp 12B của tôi, lúc
đó đang bối rối do lớp ban B của thầy không có ai có đủ “tâm hồn
nghệ sĩ” để có một tiết mục gì của lớp. Tuy tôi rất có cảm xúc với bài
“Chiều Qua Tuy Hòa” nhưng tôi đã biểu diễn dưới trung bình so với
các tiết mục văn nghệ của trường. Tuy vậy đó lại là một kỷ niệm khó
quên đối với tôi và từ đó, bạn bè cùng năm có mặt trong đêm văn
nghệ đã cho tôi một biệt danh, mỗi khi gặp tôi sau bao năm vẫn còn
nhớ và ưu ái gọi tôi là “Khiết - Chiều Qua Tuy Hòa”.
Vào Sài Gòn học, mỗi năm tôi về thăm nhà được hai lần trên các
chuyến xe liên tỉnh, hay tàu Thống Nhất - đã bao lần chạy qua Phú
Yên nhưng chẳng lúc nào ghé đến Tuy Hòa, tuy vậy bài ca này vẫn
mãi trong lòng tôi, nhất là lòng hay xao xuyến khi nhìn đỉnh núi
“Hòn Vọng Phu”. Tôi luôn liên tưởng đến Tuy Hòa như Nguyễn Đức
Quang đã diễn tả: “Ôi những chiều mây vắt ngang lưng đồi, Vọng Phu
đưa mắt cũng buồn theo.”
Tôi rời quê hương với hai bàn tay trắng, bỏ lại đàng sau những kỷ
niệm vui buồn, những năm “phong sương” sau 1975, nhạc Nguyễn
Đức Quang bị cấm không được hát và nhạc sĩ cũng bị vào trại cải
tạo, nhưng bao bài nhạc du ca đầy tâm huyết của NĐQ như “Chiều
Qua Tuy Hòa” thì không bao giờ tôi quên, nó mãi trong lòng tôi.
Có lần, khi nhìn cảnh chiều tà với “đàn chim tung cánh bay bay đầu
gió...” tôi lại hát bài này trên bờ đê trong vùng ruộng muối Bạc Liêu
với một nhóm các bạn sinh viên Địa-Vật lý của đại học Khoa học
khi đi thực tập địa chấn vào năm 1978, mà khi bị hỏi: “Có phải đang
hát nhạc vàng không?” tôi “giả vờ” nói đó là “bài hát lãng mạng cách
mạng” không nhớ tên nhạc sĩ!
Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, cái xứ sở “trời hành cơn lụt mỗi
năm”, tôi in trong trí từ nhỏ các hình ảnh lũ lụt, tản cư, tang tóc và
Thay Lời Cám Ơn