cũng còn nhiều phong bì đã có sẵn tiền để cho địa điểm sắp đến, tôi
động lòng muốn rút ra, nhưng anh Thọ, một TNV, biết ý định đã
đưa mắt nhìn bảo đừng làm thế, vì như vậy sẽ không thể nào thoát
khỏi dễ dàng, hơn nữa trong kế hoạch chúng tôi còn những nơi
khác. Tôi đành nói theo: “Chúng tôi không còn gì nữa, xin cho chúng
tôi đi!”
Khi tôi thoát ra khỏi vòng vây, nhìn lại thấy anh Nhẫn và một
cư sĩ ở địa phương tự nguyện làm hướng dẫn viên cũng vừa rồ xe
gắn máy thoát ra khỏi đám đông để lại đàng sau những người dân
đứng ngẩn ngơ, nhìn theo thất vọng vì biết không còn hy vọng nhận
được giúp đỡ gì nữa. Các người dân nghèo tiều tụy đứng nhìn theo
chúng tôi. Xe phóng đi tôi quay lại nhìn hình ảnh của những người
dân đang đứng ngóng, thẩn thờ, tôi biết họ đang chống chọi, cố chịu
đựng để sống qua được thời gian khó khăn, đau thương này, mà khả
năng của chúng tôi quá giới hạn không thể giúp gì được.
Trời đã về chiều, đoàn chúng tôi băng nhanh qua các vùng đồi
núi để đến kịp một địa điểm khác trước khi quá trễ.
Khi xong địa điểm cuối trong ngày, thì trời cũng bắt đầu ngả bóng
hoàng hôn, nhóm chúng tôi đứng lại cám ơn người xã trưởng địa
phương và các bạn Hồng thập tự đã tận tình giúp chúng tôi chọn
được đúng khu vực và những người chúng tôi muốn giúp. Anh xã
trưởng, vui cười nói: “Tôi phải cám ơn các anh đã đến đây, không có
các đoàn cứu trợ thì dân làng tôi chết đói rồi, chắc cũng cần vài tháng
nữa. Tụi tui không làm gì được! Nay thì mạ mới lên.” Tôi vui khi
nghe được câu nói chân thành từ phía sau, trong khi lẳng lặng rút
lui để nhìn cảnh chiều tà trên vùng đất Tuy Hòa. Tôi lại nhớ đến hai
câu hát của bài Chiều qua Tuy Hòa: “... Đường đi đưa tới phía Nam
nhưng lòng triền miên ray rứt theo miền Trung. Cầu xưa xơ xác sau
cơn bão tố, người dân thì tan tác đứng bên đường ngẩn ngơ, ...”
Tôi cảm xúc vì những gì tôi đã chứng kiến ngày hôm nay ở các
vùng tôi vừa mới đi qua đã được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang diễn tả
thật sống động và tôi lúc này tôi như đang sống trong chính bài hát.
Tôi đang lững thững “bước dài ngao ngán bên nương đồi, nhìn quanh
trơ đứng bao đồi nương, ...” với hình ảnh các người dân nghèo khổ
của Xuân Quang sau lớp bụi mờ đang “tan tác đứng bên đường ngẩn
ngơ!” và không hiểu tương lai của họ rồi sẽ ra sao. Tôi đi bộ dọc các