Thay Lời Cám Ơn

(Hoang2711) #1

mấy cái trứng gói trong bao ni lông màu vàng chị đang cầm trên tay.
“Vậy một ngày chị kiếm được bao nhiêu?” “Mỗi ngày tôi bán được từ
20.000 đến 30.000 đồng, mà tôi phải trả nợ hết 20.000 đồng”, tôi thắc
mắc: “Chị trả nợ một ngày 20.000 cho ai? - Cho chủ nợ phía xóm trên
đó!” Tôi hỏi tiếp “Chị mượn họ bao nhiêu và trả bao lâu mới hết.” Chị
nói: “Dạ, 500.000 đồng và phải trả đúng 20.000 đồng một ngày không
được trễ, ngày nào cũng phải trả.”


Tôi nghĩ trong đầu 20.000 đồng/ngày thì 600.000 đồng một tháng
và như vậy thì chỉ một tháng thì chị sẽ trả hết nợ, nên tôi nói: “Như
vậy thì chỉ trả xong hết trong một tháng thì tốt quá rồi.”


“Đâu có chú, tháng sau tôi phải mượn lại, trả đủ 600.000 đồng
tôi mới mượn lại được 500.000 khác.” Tôi không hiểu: “Chị trả hết
nợ rồi sau đó mượn lại tiếp?” Chị giải thích và tôi mới hiểu, thì ra vì
không có vốn chị phải mượn 500.000 đồng một tháng và phải trả
lại 600.000 đồng một tháng, nghĩa là lãi 20% một tháng, do đó hàng
ngày chị phải góp 20 ngàn đồng cho chủ nợ, nhưng không phải là số
tiền chị kiếm được mà trong 20 ngàn “doanh thu” hàng ngày, chỉ có
một phần nhỏ là tiền lời do việc buôn bán, nhưng phần lớn là do chị
lấy từ cái vốn nợ ra trả lại, do đó đến cuối tháng thì tiền cũng vơi đi
và hết sạch, để có thể có vốn chị lại đáo nợ và cứ như thế từ năm này
sang năm khác, chị không thoát được.


Cho nên với lãi suất “cắt cổ” 20% mỗi tháng chị làm ra bao nhiêu
cũng chỉ đủ để trả cho chủ nợ, với cái gánh dưa cải và mấy cái trứng
gà, vịt mà chị phải trả lãi 20% một tháng thì còn gì đâu mà nuôi sống
gia đình, và để chị nuôi con.


Tôi nhớ lại chuyện phong kiến thời xưa, tôi thầm nghĩ cho vay
giúp vốn cho người ta làm ăn thì với lãi vừa phải thì được, chớ cho
vay 20% một tháng với các người nghèo này thì là “đoản hậu”, ăn lời
“cắt cổ” như vậy, còn hơn là câu chuyện “Cái cân thủy ngân.” Đúng
là họ đang “hút máu” của những người buôn gánh bán bưng, cái
nghèo triền miên sau mấy chục năm “giải phóng” lại sản sinh ra một
tầng lớp những người cho vay nặng lãi, góp phần vào việc bần cùng
hóa xã hội.


Tôi đang suy nghĩ, chị nói thêm: “Làm hoài mà chẳng có lúc nào
trả được nợ chú ơi! May mà không có bịnh hoạn.” Tôi nhìn chị và hỏi:

Free download pdf